0977993042  0977993042     dungcuthuyvn@gmail.com dungcuthuyvn@gmail.com (Online từ 8h30 đến 21h00 từ Thứ 2 - Chủ Nhật)

DỤNG CỤ THÚ Y LÊ ANH

DỤNG CỤ THÚ Y LÊ ANH

Giỏ hàng của bạn

(0) sản phẩm - 0 đ

Bệnh suy giảm bạch cầu ở Mèo

suy giảm bạch cầu ở mèo

 

 

SUY GIẢM BẠCH CẦU Ở MÈO

 

Đăng bởi: Nhật Thịnh Lê - Ngày: 2023-09-24

 

 

- Bệnh giảm bạch cầu ở mèo hay bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèodo Virus FPV (Feline panleukopenia Virus) thuộc nhóm Parvovirus gây ra.

 

 

1. Nguyên nhân gây bệnh suy giảm bạch cầu

 

- Nguyên nhân phổ biến nhất của căn bệnh giảm bạch cầu ở mèo là bị nhiễm virus. (Virus FPV thuộc nhóm Parvovirus)

 

- Virus gây ra sự rối loạn hệ bạch huyết và tủy tạo ra những bạch cầu ác tính gây tổn thương nghiêm trọng cho niêm mạc ruột, phá hủy các mô ở tuyến ức, tủy xương làm cho mèo nôn mửa, tiêu chảy và số lượng bạch cầu giảm rõ rệt, dẫn đến tỷ lệ tử vong rất cao từ 50 – 90%, đặc biệt xảy ra ở mèo con chưa được tiêm phòng

 

- Một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng bệnh suy giảm bạch cầu ở mèo như sau:

 

   + Sức đề kháng yếu: Xảy ra nhiều ở mèo con khoảng 2 tháng đến 1 năm tuổi. Đặc biệt là đối với mèo chưa được tiêm phòng. Ngoài ra còn trường hợp mèo mẹ đang mang thai thì lúc này sức khỏe yếu hơn cũng dễ mắc bệnh và sinh con non.

 

   + Tiếp xúc với mèo bệnh trong thời gian dài: do ngửi nhau, liếm lông, ăn chung, đi vệ sinh cùng chậu cát… Bởi vì mèo bị nhiễm bệnh vẫn có thể tiếp tục đào thải virus ra bên ngoài môi trường xung quanh ngay cả ít nhất là 6 tuần sau khi đã khỏi bệnh.

 

   + Bị nhiễm khuẩn: Tình trạng mèo bị nhiễm trùng đường hô hấp cho tới nhiễm trùng huyết, có thể gặp phải từ áp xe. Ngoài ra thì các bệnh về virus hoặc là tủy xương sẽ có thể phá hủy tủy bởi vì đây là nơi sản xuất chính cho các tế bào bạch cầu. Điều này bị ảnh hưởng sẽ làm giảm lượng bạch cầu nhanh chóng.

 

   + Viêm tụy: Nếu mèo bị viêm Tuyến tụy thì sẽ kéo ra khỏi máu các tế bào bạch cầu. Chính vì vậy cho nên lượng bạch cầu trong máu bị mèo đi đáng kể ở mèo.

 

   + Thuốc điều trị viêm khớp: Chất Corticosteroid có trong thuốc điều trị có thể làm giảm số lượng bạch cầu ở trong máu mèo.

 

   + Căng thẳng: Mỗi khi chú mèo bị rơi vào stress, căng thẳng trầm trọng sẽ gây ra hiện tượng lượng bạch cầu của chúng bị giảm đi. Nguyên nhân là do phản ứng của hệ miễn dịch gây ra căn bệnh giảm bạch cầu ở mèo.

 

   + Môi trường sống: Là một trong những nguyên nhân cũng ảnh hưởng rất nhiều tới lượng bạch cầu ở mèo. Nếu mèo được sinh sống gần các cơ sở giết mổ tồn tại nhiều virus, vi khuẩn khiến nguy cơ mèo dễ bị nhiễm bệnh hơn.

 

 

2. Bệnh suy giảm bạch cầu ở mèo lây qua đường nào?

 

- Thông qua đường miệng từ các chất nôn, chất nhầy, chất dãi dớt và nước bọt hoặc qua việc sử dụng chung các dụng cụ đựng đồ ăn.

 

- Cá thể mèo nhiễm bệnh bị nhốt chung cùng với các con mèo khác sẽ là nguồn lây lan nhanh chóng  thông qua những đồ vật dùng chung khác là những tấm trải cho mèo nằm.

 

- Con người cũng là một trong những nguồn gây bệnh bởi virus sẽ tồn tại trong vật dụng, quần áo, tay chân của những người đã tiếp xúc với mèo nhiễm bệnh và lây lan sang cho con mèo khác thông qua việc âu yếm và vuốt ve.

 

 

3. Triệu chứng mèo bị suy giảm bạch cầu

 

- Thông thường thời gian ủ bệnh và triệu chứng giảm bạch cầu ở mèo sẽ từ 2 đến 3 ngày  và có thể kéo dài từ 5 đến 7 ngày.

 

- Thể quá cấp tính: Bệnh xảy ra rất đột ngột. Triệu chứng sẽ là con vật hạ thân nhiệt, đau vùng bụng, suy nhược nghiêm trọng và chết sau 24 giờ.

 

- Thể cấp tính: 

 

+ Trong 24 giờ đầu, mèo bị sốt cao 40 độ C luôn trong trạng thái vô cảm, bỏ ăn, niêm mạc nhợt nhạt và không vận động. Tình trạng khát nước dữ dội, rối loạn tiêu hóa trầm trọng và tiêu chảy nặng, nôn ra mật có bọt, phân có mùi hôi kèm theo có máu. 

 

+ Bên cạnh đó thì con vật có phản ứng đau khi bị ai đó sờ bụng. Trong đó thì bệnh tiến triển từ 2 đến 3 ngày. Và thân nhiệt hạ thấp hơn mức bình thường. Cuối cùng là hôn mê và tử vong.

 

- Thể ẩn tính: Ở thể ẩn tính sẽ thường hay phổ biến ở con mèo trưởng thành. Các triệu chứng rõ ràng như mèo bị chán ăn và sốt nhẹ kèm theo là không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào khác. Bên cạnh đó thì con mèo có thể tự sinh kháng thể và chống lại bệnh.

 

- Thể thần kinh: Mèo mẹ đang trong thời kỳ mang thai nếu chẳng may bị nhiễm virus thì dẫn đến trường hợp có thể lây sang mèo con ở trong bụng. Bên cạnh đó thì loại virus này có thể gây ra sự tổn thương vĩnh viễn đến tiểu não của mèo con gây nên yếu ớt, mất khả năng vận động và tỷ lệ sống giảm xuống thấp nhất.

 

 

triệu chứng suy giảm bạch cầu ở mèo

 

4. Chẩn đoán mèo bị bệnh

 

- Chẩn đoán theo lâm sàng: Các bác sĩ dựa trên nhiều yếu tố như triệu chứng lâm sàng và dịch tễ của biểu hiện bệnh giảm bạch cầu ở mèo trong giai đoạn từ 3 tháng tuổi đến 1 năm tuổi. Nếu trong trường hợp mèo bị bệnh thường có triệu chứng khó tiêu hóa, bị sốt li bì, tiêu chảy, viêm ruột, bạch cầu giảm đáng kể.

 

- Chẩn đoán phi lâm sàng: sử dụng các phương pháp PCR chẩn đoán và xét nghiệm sẽ thu được kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên phải cần phòng thí nghiệm để chẩn đoán và tốn khá nhiều thời gian hơn.

 

 

5. Phòng và trị bệnh giảm bạch cầu mèo 

 

 

5.1 Cách phòng bệnh suy giảm bạch cầu cho mèo

 

- Cách ly mèo bị nhiễm bệnh đã khỏi bệnh

 

- Quan sát, theo dõi nếu nghĩ ngờ mèo có khả năng đã bị nhiễm virus FPV thì bạn cần phải hoàn toàn cách ly mèo khỏe mạnh với con có dấu hiệu mèo bị giảm bạch cầu.

 

- Tiêm ngừa vắc xin FPV. Ngoài ra, thời gian tiêm cụ thể cần theo nghiêm ngặt như sau:

 

 

Đối với mèo con: nên tiêm một trong những bảy loại vacxin phòng bệnh giảm bạch cầu vô cùng quan trọng cho mèo.  

 

+ Tiêm lần đầu tiên vào lúc mèo con khoảng từ 8 đến 9 tuần tuổi,

 

+ Lần thứ hai vào 3 đến 4 tuần

 

+ Lần thứ ba khi mèo con được 16 tuần tuổi.

 

+ Cuối cùng là tiêm nhắc lại sau 1 năm và kéo dài thêm trong vòng 3 năm liên tiếp.

 

 

Đối với mèo đã lớn và trưởng thành nhưng không rõ tiền sử bệnh trong quá khứ

 

+ Nên được tiêm vắc xin này một lần mặc cho mèo đã được tiêm vào thời điểm nào trước đó.  

 

+ Tiếp tục tiêm thêm là các mũi tiêm thứ hai cách 2 đến 3 tuần

 

+  Tiêm nhắc lại trong 3 năm.

 

 

Đối với mèo mang thai và sinh con:

 

+ Cho mèo cái được tiêm phòng trước khi mang thai để mèo có đủ kháng thể diệt virus nếu xâm nhập trong cơ thể.

 

+ Tránh tiêm nhắc lại sau khi mang thai, và trong thời gian mèo con đang bú sữa. Bởi vì:

 

• trong thời gian này chúng rất yếu và tiêm thêm thì sẽ dễ dàng bị nhiễm bệnh.

 

• mèo còn có khả năng bị suy giảm miễn dịch do bị thiếu hụt dinh dưỡng,  lão hóa tự nhiên, bệnh hệ thống, yếu tố tăng trưởng tế bào, thuốc ức chế miễn dịch và căng thẳng môi trường,… Trong lúc này nên điều trị bệnh cho mèo khỏe mạnh hơn là tiêm vacxin phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo.

 

 

 

5.2 Cách điều trị

 

 

- Cách ly mèo nhiễm bệnh ra khỏi những con mèo khỏe mạnh khác để không bị ảnh hưởng.

 

 

- Điều trị mất nước: Là cách điều trị bệnh quan trọng. Bởi vì hàng rào ruột bị phá vỡ và nước không thể được hấp thụ. Chính vì vậy nên để khắc phục được điều đó, các bác sĩ điều chỉnh thể tích chất lỏng thông qua cách bổ sung chất điện giải và chất lỏng.

 

 

- Điều trị nhiễm trùng huyết: Kháng sinh có tác dụng chống vi khuẩn gram âm và kỵ khí để ngăn vi khuẩn đường ruột xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng huyết. Tuy nhiên, cần tránh các loại thuốc gây độc cho thận.

 

 

- Điều trị các khiếm khuyết khác nhau: Bằng cách bổ sung các vitamin nhóm B để điều hòa áp suất thẩm thấu keo và phòng thiếu chất thiamine thông qua đường truyền máu để giảm protein máu.

 

 

- Xử lý DIC là đông máu nội mạch lan tỏa: Thông thường phản ứng đông máu sẽ ngẫu nhiên xảy ra ở khắp trên cơ thể mèo, bác sĩ để có thể tiến hành chỉ định truyền huyết tương.

 

 

- Điều trị suy dinh dưỡng cho mèo: Trường hợp nếu con mèo đang bị nôn mửa nghiêm trọng và tiêu chảy, không nhận được dinh dưỡng đầy đủ thì chúng sẽ khó phục hồi và khỏe mạnh hơn. Chính vì vậy, bạn có thể đặt ống thông tĩnh mạch cổ để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho chúng hoặc là dùng các thuốc kích thích giúp ăn ngon miệng hơn.

 

 

 

► Đọc thêm về: Bệnh giun tim ở Chó

 

► Đọc thêm về: BỆNH HERPES Ở MÈO (FHV)

 

► Đọc thêm về: BỆNH VIÊM MŨI, KHÍ QUẢN TRUYỀN NHIỄM (FCV) TRÊN MÈO

 

 

Kết nối với chúng tôi  

  thiết bị chăn nuôi lê anh thiết bị chăn nuôi lê anh

 

bơm tiêm nhựa 10ml

 

 

 

xe2343
qqqq
qqq
vvv
aaaaa
công ty vinamilk
KERBL
DỤNG CỤ THÚ Y LÊ ANH
0977993042

Loading...